Chạy marathon với quãng đường dài là bao nhiêu km?
Chiều dài quảng đường chạy bộ đường trường chính thức là 42,195 km
Vậy, bạn có bao giờ tự hỏi “vì sao cự ly chạy full marathon luôn là 42,195km (26,2 dặm) không?”, bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này!
Lịch sử tên gọi
Tên gọi “Marathon” (Μαραθών) xuất phát từ cây cỏ tiểu hồi hương, gọi là marathon (μάραθον) hay marathos (μάραθος) trong tiếng Hy Lạp cổ đại, do đó Marathon nghĩa đen là “một nơi đầy cây iểu hồi hương”. Người ta tin rằng thị trấn ban đầu được đặt tên như vậy vì có rất nhiều cây thì là trong khu vực.
Môn thể thao marathon có nguồn gốc từ một câu chuyện về người lính hy lạp. Nhưng phải đến năm 1921, cự ly chạy Marathon mới được xác đinh là 42,195km (26,2 dặm).
“Marathon là một thị trấn ở Hy Lạp và là địa điểm của trận Marathon vào năm 490 trước Công nguyên, trong đó quân đội đông hơn Athen đã đánh bại Ba Tư.”
Nguồn gốc của Marathon
Năm 490TCN Miltiade – một vị tướng hy lạp đến từ Athens đã giành chiến thắng vang dội trước đội quân Ba Tư ở Marathon, một ngôi làng nhỏ ở Tây Bắc Athens.
Để truyền tin về chiến thắng, người lính Hy Lạp Phidippides đã chạy một mạch từ chiến trường về Athens. Sau khi báo tin, Phidippides (hay còn gọi Pheidippides) gục xuống và chết.
Quảng đường chạy của Phidippides không được xác định chính xác. Theo Google Maps, hiện khoảng cách từ Marathon đến Athens là 42,3km
Marathon – Athens: 42,3km
Maps đo khoảng cách hiện nay là: 43,5km
“Marathon nằm cách Athens 42 km, là một thung lũng bằng phẳng có núi rừng bao quanh ba mặt: Bắc, Tây và Nam. Phía Đông Marathon là vùng biển Aegean. Đây là vùng đất đã chứng kiến bao sự kiện oai hùng của người Hy Lạp. Các lực sĩ Hy Lạp đã chọn Marathon là nơi luyện tập để rồi sau đó lập bao chiến công hiển hách.”
Địa hình Marathon thời đó
“Marathon cách thủ đô Athen 42 km, án ngữ con đường núi quanh co dẫn đến thủ đô. Trừ phía trước trông ra biển là trống trải bằng phẳng, còn hai bên sườn và mặt sau đều dựa vào núi. Cánh đồng Marathon không rộng hai bên là đồng lầy, vào mùa này thường ngập đầy nước, hạn chế rất nhiều đến sự vận động của kỵ binh.
Chọn một nơi như thế làm nơi giao chiến, Miltiades muốn buộc đối phương chỉ có thể tấn công bằng cách đánh vỗ mặt theo đội hình hẹp, không thể dùng kỵ binh đánh bọc sườn, và muốn hay không cũng không thể tung một lực lượng đông đảo vào giao chiến. Cẩn thận hơn nữa, ở hai bên sườn quân Athen có thể đào hào đắp ụ để ngăn chặn đối phương.”
Marathon hiện đại
Câu chuyện về phidippides đã dẫn đến sự ra đời của cuộc đua Marathon hiện đại.
Khi Pierre de Coubertin (người Pháp) khai sinh ra thế vận hội Olympic, cự ly chạy marathon được ấn định là 40km.
Trong thời kỳ đầu thế vận hội, cự ly chạy Marathon thay đổi liên tục, từ 40km đến 42,75km.
THÀNH PHỐ | NĂM | CỰ LY (KM) |
ATHENS (HY LẠP) | 1869 | 40 |
PARIS (PHÁP) | 1900 | 40,26 |
ST LOUIS (MỸ) | 1904 | 40 |
ATHNES (HY LẠP) | 1906 | 41,86 |
LONDON (ANH) | 1908 | 42,195 |
SOCKHOLM (THỦY ĐIỂN) | 1912 | 40,2 |
ANTWERP (BỈ) | 1920 | 42,75 |
PARIS (PHÁP) | 1924 | 42,195 |
Cự ly cuộc đua năm 1908 được cho là do các quan chức Anh quyết định, kéo dài từ Cung điện Windsor (của Hoàng gia Anh) đến sân vận động Olympic.
Chưa rõ vì sao cự ly 42,195 này lại được chọn làm cự ly chính thức của cuộc đua Marathon.
Cự ly của cuộc đua Marathon được quyết định vào năm 1921 bởi Liên đoàn Vận động viên nghiệp dư quốc tế (IAAF).
Cự ly được chọn là cự ly của cuộc đua ở London vào năm 1908: 41,195km.
Controversial Finish to the 1908 Olympic Marathon
Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng việc này có liên quan đến câu chuyện truyền cảm hứng trong cuộc đua năm 1908:
Dorando Pietri, vận động viên người Ý, loạng choạng khi chạy trên sân vận động Olympic. Anh đã gục ngã nhiều lần, và đám đông lại sân vận động nghĩ rằng Pietri sắp chết.
Một quan chức sau đó đã giúp Pietri hoàn thành đường đua. Sự kiện này được truyền thông đưa tin suốt nhiều ngày, và giúp công chúng chú ý hơn bộ môn Marathon.
Thống kê Marathon 2019 Toàn cầu (Nghiên cứu)
LƯU Ý: Báo cáo này đã được cập nhậtntrạng thái chạy năm 2019 tại đây được trình bày tại Hội nghị chạy bộ toàn cầu do IAAF tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 6 năm 2019. Báo cáo bao gồm dữ liệu từ năm 1986 cho đến ngày nay và bao gồm hơn 100 triệu kết quả cuộc đua từ hơn 70.000 cuộc đua.
“Chúng tôi dành 6 tháng để thực hiện một nghiên cứu lớn nhất về kết quả cuộc đua từ trước đến nay. Nó chứa 19.614.975 kết quả marathon từ năm 2008 đến 2018 từ hơn 32.335 cuộc đua trên toàn cầu. Nghiên cứu được thực hiện bởi Nhà thống kê Jens Jakob Andersen và Vania Nikolova Ph.D. trong Giải tích Toán học. “
Số lượng vận động viên tham gia chạy bộ năm 2018
Màu cam: 5km; màu đỏ: 10km; Màu xanh: Half Marathon 21km; Màu đen: Full Marathon
Xem thêm số liệu tại đây: https://runrepeat.com/research-marathon-performance-across-nations
Tại sao rất nhiều người tham gia chạy bộ?
Chạy bộ vừa mệt vừa tốn tiền?
Có 4 lý do bạn yêu thích chạy bộ
1. Động cơ tâm lý
- Duy trì hoặc nâng cao lòng tự trọng;
- Ý nghĩa cuộc sống
- Đối phó với những cảm xúc tiêu cực
2. Động cơ xã hội
- Liên kết bản thân với người khác;
- Để được công nhận
3. Động cơ vật lý
- Sức khỏe
- Giảm cân
4. Động cơ thành tích
- Cạnh tranh thi đấu
- Mục tiêu cá nhân
- Từ thi đấu đến trải nghiệm
Có một vài dấu hiệu cho thấy lý do đằng sau việc tham gia một giải chạy:
- Thời gian hoàn thành chậm hơn
- Nhiều VĐV du lịch hơn
- Độ tuổi các VĐV trẻ hơn
Điều này có thể được giải thích bởi ngày nay, VĐV chạy xuất phát từ các động cơ tâm lý hơn là động cơ thành tích.
Nhưng, chạy cũng là môn thể thao dễ tiếp cận hơn đối với nhóm VĐV trung bình, những người có động lực khác. Điều này có nghĩa là động lực đã thay đổi, nhưng môn thể thao này đã thu hút thêm một nhóm VĐV khác, có những động lực khác, dẫn đến sự thay đổi về thành tích, tỷ lệ VĐV du lịch và tỷ lệ VĐV ở các nhóm tuổi khác nhau.
Có lẽ, các VĐV chạy lấy thành tích làm động lực đã chuyển sang chạy siêu địa hình. Có thể ngày nay, các VĐV tập trung vào trải nghiệm tốt hơn so với mục tiêu là thành tích như trước đây – không có ý nói rằng nó làm mờ đi động cơ thành tích, nhưng có lẽ mục tiêu đạt thành tích tốt đã giảm đi, thay vào đó là các trải nghiệm cá nhân
Ảnh Tiền Phong
Nguồn tham khảo: https://marathon.gr/, https://vi.wikipedia.org/wiki/Marathon,_Hy_L%E1%BA%A1p